Thứ Ba, 19 tháng 3, 2019

Chia sẻ: Đi làm theo triết lý “Nghèo nhưng không hèn”.



Không phải chỉ SMEs mới thiếu nguồn lực, thiếu chi phí cho các hoạt động. Câu chuyện em kể ra đây là câu chuyện thật của bản thân em, tại công ty nước ngoài, top 1 các thương hiệu mỹ phẩm lớn và doanh thu khủng nhất các trung tâm thương mại, nhưng cũng rất chật vật trong các khoản chi phí.
Vì nhãn của em ko phải do công ty sản xuất mà chỉ đứng ra phân phối ở VN, Nên headcount chỉ có 3 người. 
Sếp cũ của em luôn dạy, “Em làm cái gì cũng phải nhớ kỹ cho chị, mình nghèo, nhưng không hèn”. 
Tức là, nếu nhãn chính có tiền thuê Công Trí thiết kế đồng phục nv thì nhãn bên em phải lên mạng coi catalogue của người ta, nhưng phải vẽ mẫu lại theo cái của mình, vẽ kiểu xấu 1 chút cũng được, nhưng ko ăn cắp ý tưởng. Xấu 1 chút cũng được, nhưng không nhạt nhoà. Mỗi năm đều phải đổi mẫu mới. Đó là cách làm của con nhà nghèo, nghèo nhưng không hèn. 
Nhãn em chỉ có 3 người thôi. Trưởng nhãn, trưởng đào tạo, và em. Cùng với mấy chục cửa hàng trưởng và nv bán hàng. 
Ngân sách làm chương trình đã được duyệt từ trước cả 1 năm. Và không phải là số tiền nhiều so với quy mô của nhãn. (chủ yếu bên em dùng làm trade mar để đẩy sale). Chính sách của vùng bên em rất cứng rắn về giá, họ bảo vệ giá trên toàn cầu. Cùng là chai nước hoa đó, mua ở VN hay mua ở sân bay châu Âu hay Sin hay Mỹ gì giá cũng vậy và ko nơi nào giảm giá. Họ kiên trì đi theo chính sách đó. Nhưng tâm lý khách VN rất thích giảm giá. Để mà chạy số cho những mặt hàng xa xỉ phẩm như nước hoa, trong khi xung quanh đối thủ ai cũng giảm giá, mà mình ko giảm gì hết thì thực sự rất khó bán. 
Ngoài những tháng cao điểm, doanh thu tốt, thì trong 1 năm có rất nhiều những thời điểm không có chương trình hỗ trợ thì không về số. Mà nhãn ko có tiền làm. Mà chương trình gì cao sang đâu, chỉ là décor trang trí dựng những quầy kệ như mình đi Diamond, Parkson mình thấy mấy hang nước hoa mỹ phẩm hay làm cho khách thích khách đứng lại chụp hình. Để có chỗ tiếp cận bắt khách vô quầy mình tư vấn. Vậy thôi đó. 
Thông thường dưới cửa hàng mà bị rớt số chưa về số thường yêu cầu em hỗ trợ cho chương trình để chạy số như vậy. Lúc đó, ngân sách ko có, chương trình ngoài kế hoạch, mà ko xử lý để rớt số là rớt toàn nhãn. 
Em phải chạy xuống kho hàng của công ty, lục lọi trong đống quầy kệ, booth của nhãn chính xem vật dụng làm event của họ có gì còn dùng được. Rồi qua nói chuyện với chị trưởng nhãn chính để mượn. Mà nhãn chính thường làm 1 lần là họ ko dùng lại vật dụng nữa, cũng dễ mượn. Căng nhất là khâu thiết kế. Dù làm chương trình ngoài kế hoạch, nhưng cũng phải lên layout quầy để gửi qua bên vùng duyệt. Vùng gồm có bên Pháp (công ty mẹ sản xuất sản phẩm) và bên Nhật (vùng bên công ty em). Brand guideline của nhãn em cực kì khó xơi, không phải nhà in nào cũng in ra được cái màu visual bên em, chưa kể đem dán lên những vật dụng cũ, retouch lại. Lột cái keo cũ ra dán cái mới lên, nghĩ thôi là đã thấy gớm lắm rồi. Làm sao dám đưa bên vùng duyệt. 

Lúc đó em phải đi nói chuyện thuyết phục agency để người ta làm kỹ cho mình. Mà agency lớn ngta đủ năng lực in ấn, décor… để phục vụ được chuẩn của mình thì họ ko thèm nhận những cái retouch, mất thời gian, tiền ko bao nhiêu. Toàn là uốn lưỡi 3 tấc 7 lần để thuyết phục để ngta chịu làm cho mình. Chứ ko dùng agency khác, in ra ko chuẩn màu. Dù chụp lên hình báo cáo cho bên vùng có thể chỉnh sửa được hết đó, nhưng brand guideline của nhãn là bàn thờ thương hiệu, phải tôn trọng và làm cho chuẩn dù ông sếp Nhật hay bên vùng có biết hay không. Đó là nghèo, nhưng không hèn.

Chị sếp em luôn dạy, mình có 3 người thì làm theo kiểu 3 người. Nhưng phải làm cho được, chứ không được viện lí do gì hết. Người ta làm được là mình phải làm được. Chừng nào nhãn tăng trưởng tốt, chị xin nhập thêm nhiều dòng về bán lúc đó mới xin được thêm người. Em đi theo chị làm, cái chị cho em được là kinh nghiệm, là kỹ năng. Làm nhãn nhỏ, em phải tự làm hết nên em biết cách thức tự vận hành 1 nhãn hàng nó như thế nào. Lúc nào đủ lông cánh, đi ra thị trường lao động xin việc vị trí Brand Manager được luôn. Chứ còn chị ko có cho em level và sự thăng tiến được. Vì nhãn có 3 người mà hết 2 manager rồi thì chính sách của mình ko thể có 3 manager trong cùng 1 nhãn. 
Chính vì em hiểu và thấm cái cách thực thi những việc mà mình muốn làm, theo cái kiểu “Nghèo nhưng không hèn” mà đến nay đã 3 năm em nghỉ công ty lớn ra làm khởi nghiệp, em vẫn tồn tại được mà không bị shock văn hoá và không bị rơi vô cảnh đợi ước gì có đủ tiền thì sẽ làm abcd… khi nào xin được ngân sách thì sẽ làm abcd… 

Hy vọng câu chuyện của em giúp các anh chị em đang làm trong những SMEs hoặc khởi nghiệp hoặc các công ty lớn, lúc nào đó cảm thấy bí bách quá trong công việc, kiểu như muốn bay mà cứ bị quy định, chính sách, chi phí và ngân sách … bẻ gãy cánh. Thì anh chị cũng không nản. Mình cứ ráng “sống khổ” mà sống được đi đã, rồi biết đâu sau này cái sự sung sướng nó ập đến lúc nào không hay.

- Cảm hứng từ chị Nguyễn Kim Thanh Hiền
Read More

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2019

Quản lý linh hoạt 2 - Cherry Vũ

Bài viết của chị Tiến Sĩ Cherry Vũ (Vũ Anh Đào) - CEO - Two Hills Ltd, New Zealand.
Sau post ngày hôm qua, tôi rất happy vì nhận được sự quan tâm của các thành viên trong cộng đồng. Cảm ơn mọi người đã tạo động lực cho tôi dành thời gian viết tiếp post này.
QUẢN LÝ LINH HOẠT (2)
Những người theo tư duy quản lý truyền thống thường trói mình trong lối làm việc và suy nghĩ cũ. Mọi thứ phải được lập kế hoạch rõ ràng ngay từ ban đầu, phải biết trước khi nào xong, kết quả là gì. Thực hiện phải hoàn hảo, thất bại là không thể chấp nhận được.
Có bạn thắc mắc: Tôi thấy chị vẫn có kế hoạch, vẫn báo cáo, không có gì mới cả.
Các bạn đừng tìm key words để cho vào checklist như vậy mà cần hiểu ý nghĩa nội hàm của nó. Trong quản lý linh hoạt, cách lập kế hoạch và báo cáo hoàn toàn khác với những cách cổ điển mà các bạn từng biết.
Những nguyên tắc làm việc mới sẽ thách thức một số niềm tin thâm căn cố đế về cách làm việc (và thậm chí cả cuộc sống của bạn). Bạn sẽ phải bỏ đi một số nguyên tắc để nắm lấy những điều mới mẻ. Hãy cho mình thời gian, và thực hành thật nhiều nhưng đừng cố quá, vì đây là tương lai của bạn.
Ông Rob England, là bạn đời, cũng là đồng nghiệp của tôi, ổng bảo: “Niềm tin giống như một quả bóng hydro màu đỏ. Bạn không thể chịu đựng được khi để nó bay đi. Nhưng buông tay là dễ dàng và một khi bạn buông tay, nó sẽ bay đi còn bạn tự hỏi tại sao bạn từng giữ nó. Công việc, chính trị, chủng tộc, tôn giáo ... hãy thử buông những quả bóng lớn hơn bao giờ hết. Thế giới thay đổi, niềm tin thì không. Chúng xì hơi.”
Tư duy lập kế hoạch một lần và thực hiện hoàn hảo là tư duy có thể phù hợp trong một hệ thống đơn giản (xây một cái nhà, làm một cây cầu) nhưng hệ thống tổ chức, con người là hệ thống phức tạp nó sẽ không diễn ra như chúng ta nghĩ.
Thế nào là một hệ thống phức tạp? Đó là:
• Không thể mô tả đầy đủ
• Không thể dự đoán trạng thái trong tương lai
• Không thể lặp lại kết quả
• Không thể dự đoán hành vi nổi lên
• Không thể giải thích mọi hiện tượng
• Có khả năng thích nghi
Trong thực tế, chúng ta phải tìm ra đường đi trong sự không chắc chắn và mơ hồ. Do vậy, chiến lược là: lặp lại, tăng dần, thử nghiệm, khám phá.
- Chúng ta không biết nơi mình sẽ tới vào bất kỳ thời điểm nào, nói cách khác chúng ta không biết mình sẽ tới một điểm vào thời gian nào. Trình tự của các bước không xác định được trước. Chúng ta không biết mình sẽ đi đâu cho đến khi chúng ta tới đó.
- Chúng ta luôn không có sự lựa chọn ngoài việc cứ bắt đầu với những thông tin không đầy đủ. Đừng chờ mọi thứ hoàn hảo, cũng đừng bị mắc kẹt trong việc phân tích dữ liệu. Trong một hệ thống phức tạp, cách tốt nhất để có được nhiều thông tin hơn là bắt đầu làm việc gì đó.
- Cách để đi về phía trước là thăm dò và thử nghiệm từng bước nhỏ, ngắn, và lặp đi lặp lại. Cynefin gọi việc này là: "thăm dò, cảm giác, hành động". Deming gọi nó là "Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – hành động”, còn chúng tôi gọi là “Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Điều chỉnh”.
- Lên kế hoạch là cần thiết nhưng tất cả các kế hoạch đều có thể loại bỏ. Kế hoạch sẽ thường xuyên không đúng với thực tế khi chúng ta tiến về phía trước trong cuộc hành trình. Như cách các tướng lĩnh trong quân đội thường nói: "Không có kế hoạch nào tồn tại sau lần giáp mặt đầu tiên với kẻ thù". Mike Tyson có một câu nói nổi tiếng: "Mọi người đều có một kế hoạch cho đến khi họ nhận được cú đấm vào miệng."
Bởi thế, hãy lập kế hoạch đủ để bạn sẵn sàng vứt bỏ và hãy nhớ, tác dụng lớn nhất của việc lập kế hoạch là để một việc được bắt đầu.
(Đoạn sau đây tôi đã cmt trong một post của người khác, xin copy lại, sorry những ai đã đọc rồi).
Hãy luôn bắt đầu bằng câu hỏi: TẠI SAO? Tại sao ta lại làm việc ta đang làm? Có cần phải làm việc đó hay không? Có cách nào làm tốt hơn không?
Tại sao ta phải quản lý và làm việc linh hoạt? Điều các doanh nghiệp hiện đại, bất cứ loại hình nào, khởi nghiệp, nhỏ, vừa, lớn cần đó là sự linh hoạt, là khả năng thích ứng với sự thay đổi, khả năng kháng bại để liên tục phát triển, liên tục tiến bộ.
Vậy phải bắt đầu từ đâu? Hãy bắt đầu từ chính nơi bạn đang đứng.
Trong một tổ chức sẽ có những người làm công việc giá trị, di chuyển giá trị xuôi dòng (những công nhân may, developers… những người trực tiếp làm ra sản phẩm) và có những người làm công việc hỗ trợ phi giá trị (ví dụ: người quản lý, quản tài chính, nhân sự…). Những người làm công việc không có giá trị cần phải thoát ra khỏi dòng chảy công việc. Các nhà quản lý cần xác định được 3 vấn đề chính:
1. những công việc trực tiếp tạo ra giá trị
2. những công việc phi giá trị nhưng cần thiết
3. và tất cả những công việc không cần thiết, không tạo ra giá trị
Để từ đó: loại bỏ (3), quản lý sao cho càng ít (2) càng tốt, tập trung toàn lực vào (1).
Để tập trung vào (1) quản lý phải là người phục vụ, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên hoàn thành công việc. Có cả một lượng kiến thức tổng hợp về vấn đề này, nhưng nói chung:
- Đừng đặt thêm gánh nặng vào công việc; hãy làm cho nó dễ dàng hơn và nhanh hơn
- Đừng để quản lý vượt quá giá trị của công việc
- Xem xét lại hệ thống kiểm soát. Hãy đặt câu hỏi “Chúng ta có cần kiểm soát nhiều như vậy không?
- Bỏ bớt hệ thống kiểm soát, giảm nhẹ chúng để hệ thống hoạt động linh hoạt hơn. Chúng ta có cần sự kiểm soát không?
- Đừng diễn, đừng đóng kịch (mọi người đều biết nó không thật nhưng tất cả đều tán đồng theo).
Nhà quản lý cần làm gì?
Một nguyên tắc quan trọng dành cho nhà quản lý: HÃY BUÔNG VÔ LĂNG
– Để những người thực hiện công việc tự lên kế hoạch và thiết kế công việc của họ.
- Các nhà quản trị đến tận nơi xem, đo lường và phê duyệt công việc thay vì yêu cần nhân viên báo cáo. Đừng bắt mọi người làm công việc tạo ra giá trị phải làm các công việc kiểm soát phi giá trị, hoặc dừng công việc họ đang làm để báo cáo các nhà quản trị.
- Cung cấp các điều kiện làm việc:Thời gian, tài chính, công cụ...
- Tháo gỡ những rào cản, những khó khăn thuộc về hệ thống vượt tầm của người lao động để họ có thể làm việc hiệu quả nhất.
Các đội, nhóm làm gì?
- Các nhóm khi được phân công công việc tự lên kế hoạch tự phân công công việc ai làm gì, làm xong vào khi nào.
- Hàng ngày nhóm "standup" (thường khoảng 15’) với nhau trao đổi các vấn đề:
(1). Những gì đã làm xong
(2) những gì sẽ làm hôm nay
(3) vấn đề gì khó khăn cần giải quyết, cần ai phối hợp hỗ trợ
Những thông tin này chỉ để nhóm biết với nhau, không phải để quản lý kiểm tra hoặc kiểm soát tiến trình.
Từng nhóm hiển thị công việc một cách trực quan để mọi người cùng nhìn thấy. Vd: dùng bảng Kanban để theo dõi công việc riêng (có thể dùng cả phần mềm Kanban synchronise với bảng thật). Trên đó hiển thị: Việc cần làm/ việc đang làm/ việc đã làm xong.
(Người quản lý nếu muốn biết đội đang làm gì, ai đang làm gì, tiến độ đến đâu, việc gì đã làm xong chỉ cần nhìn vào bảng kanban là có được bức tranh tương đối đầy đủ)
- Cuối mỗi chu kỳ của công việc (chẳng hạn như giao xong đợt hàng): Nhóm thu thập phản hồi từ khách hàng, cùng các nhà quản lý xem xét phản hồi của khách, đánh giá những gì đã làm tốt, chưa tốt để lập kế hoạch cho bước tiếp theo.
Các làm như vậy sẽ làm cho các nhóm tự chủ, phát huy được sự sáng tạo, giảm áp lực cho các nhà quản lý, giảm tối đa các thủ tục giấy tờ không cần thiết, tiết kiệm thời gian báo cáo, dòng chảy thông tin và dòng chảy công việc thông suốt dẫn đến hiệu suất cao hơn.
Ps/ Trong ảnh là một ví dụ về Kanban (Tiếng Nhật: Kan - nhìn, ban - bảng).
Have a great day! 
Feel free to share, làm ơn trích dẫn nguồn. #QuảnLýLinhHoạtCherryVu

Read More

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

4 LƯU Ý GIÚP BẠN CÓ MẪU QUẢNG CÁO GOOGLE ADWORDS HIỆU QUẢ NHẤT (PHẦN 1)

Với một mẫu quảng cáo hay, bạn có thể "đánh gục" khách hàng giữ hàng từ lần đọc đầu tiên, dẫn dắt khách hàng đến với website, từ đó sử dụng dịch vụ sản phẩm của mình. Tuy nhiên, với số lượng kí tự bị hạn chế, làm thế nào để có thể viết được mẫu quảng cáo Google Adwords ăn khách, làm sao để có mẫu quảng cáo dù top thấp nhưng vẫn đạt được CTR cao? Sau đây là 4 lưu ý trong quá trình làm việc và sưu tầm đúc rút ra về kĩ thuật viết mẫu quảng cáo Google Adwords mới nhất.

1. Về ngôn từ


- Không viết tắt, đừng bắt khách hàng suy luận dù những là từ phổ thông. Bởi mắt khách hàng đã đủ mỏi giữa 1 rừng chữ của các bên. Ví dụ: KM trong T12 (tháng 12 hay thứ 2???), ĐKy ngay...
- Không được cộc lốc. Mình giao tiếp với khách hàng qua câu chữ mà như ra lệnh như vậy thì ai nghe? Khách hàng là để yêu, phải nhẹ nhàng. Ví dụ: Lợi ích abc xyz (trên trời dưới biển:D). Xem! (Click!)
- Đại từ nhân xưng:
+ Về phía mình: nên xưng hẳn tên thương hiệu ra, để tăng yếu tố nhận diện.
+ Về phía khách hàng: Tốt nhất là "Bạn". Ngoài ra có thể gọi theo đối tượng nghề nghiệp: Doanh nghiệp của bạn, Chủ shop, Tiệp tạp hóa của bạn, Dành cho bạn... Nên hạn chế sử dụng từ : Khách hàng, Mọi người.

2. Về cấu trúc

Chung quy lại cấu trúc sẽ bao gồm: Keywords + Lợi ích + CTA.
- Keyword: Cần tập trung nhất tại tiêu đề 1, ngoài ra keyword nếu phủ ở tiêu đề 2, mô tả, tiện ích,... cũng sẽ được Google đánh giá tốt, tuy nhiên, nhồi key sao cho tự nhiên là cả vấn đề.
- Lợi ích: Nên lựa chọn 4-5 lợi ích tốt nhất của sản phẩm (càng có yếu tố khác biệt so với đối thủ càng tốt). Sau đó phân bổ vào tiêu đề 2, mô tả và các tiện ích.
- CTA: Nên dành 20 kí tự đổ lại ở Mô tả để viết CTA hấp dẫn. Câu chốt này sẽ kích thích khách hàng thao tác hơn.
Việc phân chia cụ thể 3 phần này vào các vị trí của mẫu quảng cáo thế nào? Xem nhé:
a. Tiêu đề 1:
Nên chứa đầy đủ Keywords dài nhất trong nhóm quảng cáo hoặc cụm từ chính của nhóm quảng cáo đó.
b. Tiêu đề 2:
Tạo tối thiểu 3 mẫu quảng cáo/nhóm quảng cáo. Nên sử dụng 3 lợi ích lớn nhất khách có thể nhận được. Kinh nghiệm của mình không nên sử dụng tính từ ngắn gọn, cụt lủn. Như thế vẫn là nói về mình.
Hãy hướng đến điều khách hàng cần! Trường hợp tiêu đề 1 không viết đủ keywords thì hãy tách sang tiêu đ 2. Vì giữa 2 tiêu đề có dấu "-" nên bạn có thể tận dụng điều đó để tạo nhấn mạnh.
c. Mô tả:
+ Làm rõ lợi ích đã nói trong tiêu đề 2. Ví dụ tiêu đề 2: Ưu đãi mừng chi nhánh Hải Phòng => Mô tả: Chiết khấu lên tới 41%, Tặng thêm 3 tháng sử dụng...
+ Viết thêm các lợi ích khác trong số 4-5 lợi ích hấp dẫn bạn có - khách hàng cần.
+ Dành tối đa 20 kí tự để viết CTA. Dấu chấm than cũng rất quan trọng, nó tăng tính cảm thán cho 1 câu vốn dĩ khô khan, cụt ngủn. Xem ngay hôm nay!, Click ngay bạn ơi!, Xem ngay nào!...
Content tốt, bạn có thể lồng ghép Kêu gọi hành động trong lợi ích, khác biệt của bạn: Ví dụ: Hãy chọn cách 27,000 khách hàng tin dùng!,...
d. Tiện ích mở rộng:
Nên bổ sung càng nhiều tiện ích càng tốt. Điều này sẽ giúp mẫu quảng cáo của bạn có hữu ích. Bài viết này mình sẽ đề cập tiện ích liên kết trang web và tiện ích chú thích.
- Tiện ích liên kết trang web:
+ Trường hợp muốn đi sâu vào bên trong: Ví dụ Chiến dịch Quảng cáo Google Adwords, có thể thêm các link về Quảng cáo tìm kiếm, Quảng cáo hiển thị.
+ Trường hợp bổ sung: Ví dụ Chiến dịch Quảng cáo Google Adwords, có thể thêm các link về Bảng giá, Khách hàng tiêu biểu,...
- Tiện ích chú thích: Là các chính sách sau bán, Hỗ trợ, chăm sóc khách hàng. Ví dụ: Miễn phí 15 ngày dùng thử, Miễn phí vận chuyển, Thanh toán tại nhà...
Hi vọng bạn sẽ thêm yêu Google Adwords và sử dụng chúng một cách hiệu quả cho công việc kinh doanh của bạn nhé!

(st_edited)


Read More

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

Bài 2: Hướng dẫn đăng bài lên Blogspot



Xin chào, hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách đăng một bài viết lên trang Blog cá nhân trên Blogspot. Bài viết thuộc Series Blogspot cơ bản.

Sau khi vào Blog của bạn, bạn Click Bài đăng mới
 Một khung soạn thảo bài viết sẽ hiện ra như hình dưới.



Việc của bạn bây giờ là nhập vào Tiều đềNội dung, Tạo Nhãn cần thiết và lựa chọn các thông số cần thiết sau đó nhấp Hoàn thành.
  •  Tiêu đề bài viết : Tên của bài viết, sẽ xuất hiện trên dòng Title của trình duyệt và ngoài trang chủ.
  •  Nội dung : Bạn nhập nội dung bao gồm : Văn bản, hình ảnh, video, links…
Ở phần Lịch Biểu bạn nên chọn Đặt ngày và giờ, Phần Liên kết cố định bạn chọn Liên kết cố định tùy chỉnh, Vị trí bạn nhập vào vị trí bạn cần publish bài viết.
Phần tùy chọn bạn nên giữ nguyên. Sau đó nhấp Xuất bản (Publish) hoặc nút Lưu để đăng sau

Sau khi Xuất bản bài viết, sẽ hiện ra một hộp thoại hỏi bạn có Chia sẻ lên google+ không? Dĩ nhiên là bạn nên có rồi, bạn nhấp chia sẻ ngay và luôn.

Bây giờ các bạn có thể chiêm ngưỡng thành quả của mình rồi. Hãy viết mỗi ngày và tạo ra những bài viết chất lượng nhé. Chúc các bạn thành công.
Đón chờ bài viết tiếp theo tại: https://tiewmarketing.blogspot.com/search/label/Blogspot
Read More

Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

Bài 1: Hướng dẫn tạo trang Blog cá nhân với Blogspot

Bạn muốn tạo trang Blog cá nhân để lưu lại những cảm xúc, những câu chuyện của bạn hay là chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân trên nền website mà chưa có nhiều kiến thức về lập trình thì đích thị Blogspot là dành cho bạn. Với cách tạo trang blog cực kì nhanh và dễ dàng, cách đăng bài đơn giản cũng như là đứa "con cưng" của Google nên Blogspot cũng sẽ được hỗ trợ nhiều trong quá trình bạn làm SEO cơ bản. Qua đây tôi cũng muốn lập 1 chuyên mục nhỏ về những kiến thức sử dụng Blogspot cơ bản giúp bạn làm chủ công cụ để tạo dựng 1 Website cá nhân, nơi lưu giữ những cảm xúc của bạn.


Bài 1: Tạo 1 trang Blog cá nhân với Blogspot dễ như ăn kẹo 

Việc tạo có khó không?

Rất đơn giản, bạn chỉ cần đăng kí tài khoản Gmail và đăng nhập vào trang Blogger.com. Khi đó, bạn đã có thể bắt đầu tạo Blog cho mình từ Blogger.

Bạn có thể làm gì với 1 Trang Blog của mình

Với nền tàng Blogspot thì ta có thể tạo 1 trang blog cá nhân về tin tức, tuy nhiên nếu bạn thành thạo về code, bạn hoàn toàn có thể tạo 1 trang bán hàng, 1 trang landing page với nền tảng này. Được sự hỗ trợ từ Google thì các bài viết được Cawl rất nhanh và khả năng lên top các từ khóa tốt với những từ khóa cạnh tranh không quá cao cũng như bài viết chuẩn SEO.

Nào bắt đầu thôi!

3 bước đơn giản để tạo 1 trang từ Blogger

Bước 1: Bạn cần có 1 tài khoản Gmail, sau đó bạn truy cập đường link http://blogger.com/ và đăng nhập bằng tài khoản Gmail của bạn.

Đăng nhập vào Blogger bằng Gmail của bạn
Bước 2: Tạo hồ sơ người dùng (nếu là Gmail mới đăng nhập lần đầu), đây chính tên tác giả những bài viết sau này của bạn. Hãy chọn cho mình một cái tên độc giá ấn tượng nhé.

Tạo hồ sơ giới hạn trên Blogger
Sau đó ta vào Dashboard quản trị của Blogspot.

Bước 3: Tại giao diện của Dashboard, bạn chọn Blog mới
Với lần đầu tiên tạo Blogger


Đây là cách thông dụng sau này bạn có thể dùng
Sau đó ta đặt tên cho Blog của mình, chọn Địa chỉ (tên miền) và Giao diện của Blog. Lưu ý là phần Địa chỉ sẽ không được trùng với những địa chỉ đã được tạo, như trên hình là bạn có thể tạo được với Địa chỉ trên. Ngoài ra bạn có thể chọn Chủ đề chính là giao diện Blog của bạn. Sau đó bấm Tạo Blog!
Thêm Địa chỉ

Vậy là bạn đã hoàn thành 3 bước lập một blog cá nhân trên blogspot, thật đơn giản phải không, hãy thực hành ngay và đón đọc Bài 2 trong Series Blogspot Cơ Bản nhé.

Bài 2: Hướng dẫn cách đăng bài lên Blogspot_________Đang update





Read More

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

Các dạng đối sánh từ khóa khi làm Google Adwords không nên bỏ qua

CÁC DẠNG ĐỐI SÁNH TỪ KHÓA KHI LÀM GOOGLE ADWORDS KHÔNG THỂ BỎ QUA

Đối sánh từ khóa là khái niệm rất cơ bản cho những người bắt đầu nhập môn Google Adwords, thế nhưng với những người bắt đầu họ thường chưa hiểu rõ hoặc bỏ qua khái niệm này. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ nhanh những kinh nghiệm của mình khi lựa chọn đối sánh từ khóa phục vụ tốt nhất cho công việc của mình.

google-adwords-doi-sanh-tu-khoa

ĐỐI SÁNH TỪ KHÓA LÀ GÌ?

Loại đối sánh từ khóa giúp kiểm soát những tìm kiếm nào có thể kích hoạt quảng cáo của bạn. Ví dụ: bạn có thể sử dụng đối sánh rộng để hiển thị quảng cáo của mình cho đối tượng rộng hoặc bạn có thể sử dụng đối sánh chính xác để tập trung vào những nhóm khách hàng cụ thể.

Các loại đối sánh từ khóa khác nhau

1. Đối sánh rộng

Đối sánh rộng là loại đối sánh mặc định được gán cho tất cả các từ khóa của bạn. Quảng cáo có thể hiển thị trên những tìm kiếm bao gồm lỗi chính tả, từ đồng nghĩa, tìm kiếm có liên quan và các biến thể có liên quan khác.
  • Từ khóa ví dụ: mũ dành cho nữ
  • Tìm kiếm ví dụ: mua mũ quý bà
2. Đối sánh cụm từ (ví dụ)
Quảng cáo có thể hiển thị trên những tìm kiếm là cụm từ và các biến thể gần giống của cụm từ đó.
  • Ký hiệu"từ khóa"
  • Từ khóa ví dụ"mũ dành cho nữ"
  • Tìm kiếm ví dụ: mua mũ dành cho nữ
3. Đối sánh chính xác (ví dụ)
Quảng cáo có thể hiển thị trên những tìm kiếm là cụm từ chính xác và các biến thể gần giống của cụm từ chính xác đó.
  • Ký hiệu[từ khóa]
  • Từ khóa ví dụ[mũ dành cho nữ]
  • Tìm kiếm ví dụ: mũ dành cho nữ


cac-loai-doi-sanh-tu-khoa

SAI LẦM KHI CHỌN SAI ĐỐI SÁNH TỪ KHÓA

Như tôi đã nói ở trên thì việc chưa hiểu rõ hoặc bỏ qua khái niệm về đối sánh từ khóa sẽ gây ra một vài tác hại rất lớn khi ta mới làm Google Adwords. Vì đơn giản từ khóa là gốc rễ khi chạy Adwords, việc chọn sai sẽ gây tổn hại đến ngân sách cũng như hiệu quả của chiến dịch.

1. Chỉ chọn đối sánh rộng

Việc chỉ chọn đối sánh rộng khiến quảng cáo của ta xuất hiện cực nhiều khi người dùng search các từ khóa liên quan. Điều này, thứ nhất giảm mạnh tỉ lệ CTR, khi CTR <1% có thể khiến giá thầu đội lên cao so với mặt bằng chung; thứ hai việc chọn đối sánh rộng khiến cho từ khóa tìm kiếm đến với khách hàng không phải mục tiêu, làm ngân sách ta "bốc hơi" chóng mặt. 
sai-lam-khi-chon-sai-doi-sanh-tu-khoa


2. TÔI ĐANG NGHĨ

KINH NGHIỆM KHI XÂY DỰNG BỘ TỪ KHÓA KẾT HỢP ĐỐI SÁNH TỪ KHÓA

Lựa chọn bộ từ khóa là vấn đề sống còn của mỗi chiến dịch, vậy nên việc chọn ra bộ từ khóa tốt nghĩa là chiến dịch thành công đến 40% rồi. Với kinh nghiệm bản thân, chúng ta nên quản lý từ khóa trong bảng EXCEL, phân chia ra từ khóa ngắn, từ khóa dài, từ khóa theo địa lý... Với thói quen tìm kiếm của người Việt Nam mình, thì từ khóa có 2 dạng có dấukhông dấu cho mỗi từ khóa. Cuối cùng, việc chọn đối sánh từ khóa chúng style="font-weight: normal;">đối sánh từ khóa cụm từ
công cụ sửa đổi đối sánh rộng là có thể bao quát được hết những truy vấn tìm kiếm của từ khóa của người dùng rồi. 

CHÚC MỌI NGƯỜI CÓ NHỮNG CHIẾN DỊCH THÀNH CÔNG TỪ NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN NÀY.

Tôi là Tiêu - Tôi thích chia sẽ những gì tôi đã trải nghiệm về Marketing và Quảng cáo.
Liên hệ dịch vụ: 0984-044-357

Read More