Thứ Ba, 19 tháng 3, 2019

Chia sẻ: Đi làm theo triết lý “Nghèo nhưng không hèn”.



Không phải chỉ SMEs mới thiếu nguồn lực, thiếu chi phí cho các hoạt động. Câu chuyện em kể ra đây là câu chuyện thật của bản thân em, tại công ty nước ngoài, top 1 các thương hiệu mỹ phẩm lớn và doanh thu khủng nhất các trung tâm thương mại, nhưng cũng rất chật vật trong các khoản chi phí.
Vì nhãn của em ko phải do công ty sản xuất mà chỉ đứng ra phân phối ở VN, Nên headcount chỉ có 3 người. 
Sếp cũ của em luôn dạy, “Em làm cái gì cũng phải nhớ kỹ cho chị, mình nghèo, nhưng không hèn”. 
Tức là, nếu nhãn chính có tiền thuê Công Trí thiết kế đồng phục nv thì nhãn bên em phải lên mạng coi catalogue của người ta, nhưng phải vẽ mẫu lại theo cái của mình, vẽ kiểu xấu 1 chút cũng được, nhưng ko ăn cắp ý tưởng. Xấu 1 chút cũng được, nhưng không nhạt nhoà. Mỗi năm đều phải đổi mẫu mới. Đó là cách làm của con nhà nghèo, nghèo nhưng không hèn. 
Nhãn em chỉ có 3 người thôi. Trưởng nhãn, trưởng đào tạo, và em. Cùng với mấy chục cửa hàng trưởng và nv bán hàng. 
Ngân sách làm chương trình đã được duyệt từ trước cả 1 năm. Và không phải là số tiền nhiều so với quy mô của nhãn. (chủ yếu bên em dùng làm trade mar để đẩy sale). Chính sách của vùng bên em rất cứng rắn về giá, họ bảo vệ giá trên toàn cầu. Cùng là chai nước hoa đó, mua ở VN hay mua ở sân bay châu Âu hay Sin hay Mỹ gì giá cũng vậy và ko nơi nào giảm giá. Họ kiên trì đi theo chính sách đó. Nhưng tâm lý khách VN rất thích giảm giá. Để mà chạy số cho những mặt hàng xa xỉ phẩm như nước hoa, trong khi xung quanh đối thủ ai cũng giảm giá, mà mình ko giảm gì hết thì thực sự rất khó bán. 
Ngoài những tháng cao điểm, doanh thu tốt, thì trong 1 năm có rất nhiều những thời điểm không có chương trình hỗ trợ thì không về số. Mà nhãn ko có tiền làm. Mà chương trình gì cao sang đâu, chỉ là décor trang trí dựng những quầy kệ như mình đi Diamond, Parkson mình thấy mấy hang nước hoa mỹ phẩm hay làm cho khách thích khách đứng lại chụp hình. Để có chỗ tiếp cận bắt khách vô quầy mình tư vấn. Vậy thôi đó. 
Thông thường dưới cửa hàng mà bị rớt số chưa về số thường yêu cầu em hỗ trợ cho chương trình để chạy số như vậy. Lúc đó, ngân sách ko có, chương trình ngoài kế hoạch, mà ko xử lý để rớt số là rớt toàn nhãn. 
Em phải chạy xuống kho hàng của công ty, lục lọi trong đống quầy kệ, booth của nhãn chính xem vật dụng làm event của họ có gì còn dùng được. Rồi qua nói chuyện với chị trưởng nhãn chính để mượn. Mà nhãn chính thường làm 1 lần là họ ko dùng lại vật dụng nữa, cũng dễ mượn. Căng nhất là khâu thiết kế. Dù làm chương trình ngoài kế hoạch, nhưng cũng phải lên layout quầy để gửi qua bên vùng duyệt. Vùng gồm có bên Pháp (công ty mẹ sản xuất sản phẩm) và bên Nhật (vùng bên công ty em). Brand guideline của nhãn em cực kì khó xơi, không phải nhà in nào cũng in ra được cái màu visual bên em, chưa kể đem dán lên những vật dụng cũ, retouch lại. Lột cái keo cũ ra dán cái mới lên, nghĩ thôi là đã thấy gớm lắm rồi. Làm sao dám đưa bên vùng duyệt. 

Lúc đó em phải đi nói chuyện thuyết phục agency để người ta làm kỹ cho mình. Mà agency lớn ngta đủ năng lực in ấn, décor… để phục vụ được chuẩn của mình thì họ ko thèm nhận những cái retouch, mất thời gian, tiền ko bao nhiêu. Toàn là uốn lưỡi 3 tấc 7 lần để thuyết phục để ngta chịu làm cho mình. Chứ ko dùng agency khác, in ra ko chuẩn màu. Dù chụp lên hình báo cáo cho bên vùng có thể chỉnh sửa được hết đó, nhưng brand guideline của nhãn là bàn thờ thương hiệu, phải tôn trọng và làm cho chuẩn dù ông sếp Nhật hay bên vùng có biết hay không. Đó là nghèo, nhưng không hèn.

Chị sếp em luôn dạy, mình có 3 người thì làm theo kiểu 3 người. Nhưng phải làm cho được, chứ không được viện lí do gì hết. Người ta làm được là mình phải làm được. Chừng nào nhãn tăng trưởng tốt, chị xin nhập thêm nhiều dòng về bán lúc đó mới xin được thêm người. Em đi theo chị làm, cái chị cho em được là kinh nghiệm, là kỹ năng. Làm nhãn nhỏ, em phải tự làm hết nên em biết cách thức tự vận hành 1 nhãn hàng nó như thế nào. Lúc nào đủ lông cánh, đi ra thị trường lao động xin việc vị trí Brand Manager được luôn. Chứ còn chị ko có cho em level và sự thăng tiến được. Vì nhãn có 3 người mà hết 2 manager rồi thì chính sách của mình ko thể có 3 manager trong cùng 1 nhãn. 
Chính vì em hiểu và thấm cái cách thực thi những việc mà mình muốn làm, theo cái kiểu “Nghèo nhưng không hèn” mà đến nay đã 3 năm em nghỉ công ty lớn ra làm khởi nghiệp, em vẫn tồn tại được mà không bị shock văn hoá và không bị rơi vô cảnh đợi ước gì có đủ tiền thì sẽ làm abcd… khi nào xin được ngân sách thì sẽ làm abcd… 

Hy vọng câu chuyện của em giúp các anh chị em đang làm trong những SMEs hoặc khởi nghiệp hoặc các công ty lớn, lúc nào đó cảm thấy bí bách quá trong công việc, kiểu như muốn bay mà cứ bị quy định, chính sách, chi phí và ngân sách … bẻ gãy cánh. Thì anh chị cũng không nản. Mình cứ ráng “sống khổ” mà sống được đi đã, rồi biết đâu sau này cái sự sung sướng nó ập đến lúc nào không hay.

- Cảm hứng từ chị Nguyễn Kim Thanh Hiền

This Is The Newest Post


EmoticonEmoticon